Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan
I. QUYỀN TÁC GIẢ HAY BẢN QUYỀN TÁC GIẢ LÀ GÌ?
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
1. Quyền nhân thân bao gồm các quyền
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
2. Quyền tài sản bao gồm các quyền
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
II. TẠI SAO PHẢI ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ?
Khi thực hiện việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình, lợi ích mà chủ sở hữu, tác giả nhận được sẽ rất lớn. Cụ thể:
- Việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu dễ dàng khai thác các quyền nhân thân, tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật ghi nhận;
- Việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu chứng minh được quyền hợp pháp của mình khi có tranh chấp phát sinh với bên khác, có cơ sở để cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả;
- Việc đăng ký tại Việt Nam đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật còn giúp tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tức là không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam;
- Từ những lợi ích trên, chúng ta có thể thấy việc đăng ký bản quyền tác giả rất quan trọng và cần thiết đối với 1 tác phẩm.
III. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ?
- Để tác phẩm có thể đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm đó phải là đối tượng được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
** Ví dụ: 1 bài hát có thể đăng ký bản quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm âm nhạc; 1 phần mềm máy tính có thể được đăng ký bản quyền dưới hình thức tác phẩm phần mềm máy tính
- Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả. Do đó, khi có ý định đăng ký, khách hàng nên tham khảo quy định về việc những đối tượng nào sẽ được bảo hộ và những đối tượng nào không được bảo hộ.
IV. CÁC LOẠI HÌNH TÁC PHẨM ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
V. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ CỦA ATV MEDIA:
Chúng tôi là đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn bản quyền hùng hậu và chuyên nghiệp đã đại diện cho hàng 4000+ khách hàng đăng ký quyền tác giả cho các tác phẩm khác nhau tại Việt Nam.
Với vai trò là tổ chức đại diện tư vấn bản quyền, quyền liên quan đã được CBQTG cấp giấy phép hoạt động, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây khi tiến hành thủ tục đăng ký cho khách hàng.
- Tư vấn về các đối tượng tác phẩm có thể đăng ký để khách hàng tham khảo và lựa chọn tác phẩm đăng ký
- Tư vấn các tài liệu, thông tin cần thiết khách hàng cần chuẩn bị để tiến hành đăng ký
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký và chuyển cho khách hàng qua email hoặc trực tiếp để khách hàng tham khảo và sửa đổi, bổ sung thông tin vào hồ sơ (nếu có)
- Trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký tại Cục bản quyền, theo dõi việc xem xét hồ sơ, kịp thời bổ sung và sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên xem xét hồ sơ (nếu có)
- Nhận giấy chứng nhận và chuyển cho khách hàng hoặc khiếu nại việc từ chối cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả (trong trường hợp Cục BQTG từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký)
- Theo dõi việc sử dụng bản quyền, kịp thời phát hiện và thông báo cho khách hàng trong trường hợp phát hiện việc vi phạm bản quyền của khách hàng.