Một trong những nghành nghề khi bắt đầu hoạt động buộc phải có giấy phép con đó là Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Loại giấy phép con đó là Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) do Cơ quan chức năng đánh giá trực tiếp cơ sở và cấp phép
Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là việc đầu tiên bạn nên tìm hiểu; nếu đang có ý định xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Bài viết xin cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản, đầy đủ về giấy chứng nhận VSATTP
ATV MEDIA sẽ tư vấn cho bạn về thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
I. QUY ĐỊNH LUẬT ATTP HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG:
- Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ tài chính quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
II. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG PHẢI XIN GIẤY PHÉP ATTP TRƯỚC KHI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
- Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
- Cơ sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
- Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
- Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
- Nhà hàng ăn uống là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
- Quán ăn là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
- Căng tin là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
- Chợ là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
- Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
- Siêu thị là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
- Hội chợ là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.
III. CƠ QUAN THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ VÀ CẤP PHÉP ATTP:
Tùy sản phẩm thực tế mà cơ sở sản xuất kinh doanh, hiện nay có 3 cơ quan ban ngành liên quan đến việc cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Bộ Y Tế: có 2 cơ quan chủ yếu cấp giấy là cục vệ sinh an toàn thực phẩm Tỉnh Thành Phố hay Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm và Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
- Bộ Nông Nghiệp: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Nông Nghiệp Tỉnh Thành Phố
- Bộ Công Thương: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Công Thương Tỉnh Thành Phố
IV. HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CẤP PHÉP ATTP:
1. Hồ sơ thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Đây là khâu rất quan trọng và mất nhiều thời gian trong thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nếu bạn không chuẩn bị kỹ. Nên lưu ý kiểm tra rà soát thật kỹ trước khi nộp hồ sơ. Vì khi thành phần hồ sơ, nội dung không đúng thì bạn sẽ mất nhiều công sức.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
2. Quy trình làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩmtại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
- Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.
- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
3. Vậy giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu?
- Thời hạn của tất cả các giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là 3 NĂM
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận; trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.
V. NHỮNG LƯU Ý CẦN QUAN TÂM KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM:
1. Lưu ý về Thủ tục cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, ban quản lý an toàn thực phẩm, phòng y tế sẽ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt, nếu phát hiện thiếu hay sai sót; sẽ có văn bản bổ sung cho doanh nghiệp trong vòng 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
- Trong 60 ngày kể từ ngày nhận được phản hồi từ cục vệ sinh an toàn thực phẩm; nếu doanh nghiệp không thực hiện thì sẽ bị hủy.
- Khi hồ sơ đủ điều kiện trong vòng 10 ngày tiếp theo đoàn thẩm định từ 3 tới 5 người; sẽ tiến hành xuống cơ sở thẩm định.
- Doanh nghiệp sẽ được nhận giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày khi cơ sở đạt đủ điều kiện, và trong 60 ngày để khắc phụ nếu hồ sơ không đủ.
2. Lưu ý về Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm 2010;
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đăng ký cho cả công ty và hộ kinh doanh).
3. Lưu ý về Hình thức xử lý vi phạm ATTP:
- Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật; mức phạt từ cảnh cáo đến phạt hành chính; thậm chí đóng cửa cơ sở theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung; như tịch thu các loại giấy tờ giả, giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc các giấy tờ không hợp lệ.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu có vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
- Nhận thấy được tầm quan trọng của Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; mỗi doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cần tự chuẩn bị cho cơ sở mình đủ điều kiện; và tiến hành việc xin giấy chứng nhận để đảm bảo hoạt động kinh doanh của sơ sở được thuận lợi và phát triển.
*** Mức phạt theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
4. Lưu ý về Gia hạn hoặc Xin cấp lại giấy phép ATTP:
- Trường hợp nào sẽ được cấp lại? Bạn sẽ được cấp lại mà không phải làm thủ tục lại từ đầu trong trường hợp đơn vị ĐỔI TÊN, ĐỔI CHỦ, ĐỔI ĐỊA CHỈ NHƯNG KHÔNG VỊ TRÍ CŨ HOẶC THAY ĐỔI QUY TRÌNH KINH DOANH.
- Đơn vị cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ sau:
+ Đơn đề nghị cấp đổi (Mẫu 04 của thông tư 47/2014)
+ Bản gốc giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Bản sao y công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh; hoặc xác nhận của cơ quan thẩm quyền về việc thay đổi tên, thay đổi chủ…
+ Bản sao giấy khám sức khỏe; giấy xác nhận kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ đơn vị mới (nếu đổi chủ) đóng dấu công ty.
- Trong vòng 7 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ xin cấp đổi Giấy phép; đơn vị chức năng thẩm quyền có trách nhiệm cấp đổi Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm mới cho đơn vị; nếu từ chối phải phản hồi cho đơn vị lý do không cấp đổi Giấy phép.
Bạn cần phân biệt rõ trường hợp được cấp lại giấy chứng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc và trường hợp hết hạn sau 3 năm kể từ ngày được cấp.
5. Lưu ý về Kiểm tra hoặc thanh tra ATTP theo định kỳ cơ quan nhà nước:
- Kiểm tra định kỳ
+ Không quá 02 (hai) lần/năm; đối với các cơ sở sx kinh doanh thực phẩm; do đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ủy quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
+ Không quá 03 (ba) lần/năm; đối với các cơ sở sx kinh doanh thực phẩm; do đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân huyện/quận ủy quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
+ Không quá 04 (bốn) lần/năm; đối với đối tượng cơ sở sx kinh doanh thực phẩm; do Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường quản lý hoặc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Kiểm tra đột xuất
+ Cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra đột xuất nếu xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm liên quan, các đợt kiểm tra cao điểm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
V. GIỚI THIỆU DỊCH VỤ TƯ VẤN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA ATV MEDIA:
Nhằm mang lại cho Quý khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất, hiệu quả và nhanh chóng nhất, công ty chúng tôi đã xây dựng dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể gồm các 5 BƯỚC CƠ BẢN như sau:
1. Bước 1: Khảo sát
Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, khảo sát sơ bộ về hồ sơ khách hàng hiện có.
2. Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.
- Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn các thủ tục cần thiết khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
- Tư vấn việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu hợp lệ; và cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
- Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề có liên quan khác cho khách hàng.
3. Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng
- Công ty và khách hàng thỏa thuận ký hợp đồng.
4. Bước 4: Tư vấn về cơ sở vật chất thực tế và các giấy tờ hành chính và các vấn đề liên quan
- Trên cơ sở khảo sát; công ty sẽ tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất thực phẩm; các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải; kho chứa; điều kiện về trần, tường, nền,… đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi việc chế biến; sổ lưu mẫu,…
- Tư vấn cho khách hàng về các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Tư vấn cho khách hàng về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Bước 5: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho khách hàng
- Chuẩn bị Hồ sơ.
- Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
- Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Theo dõi Hồ sơ và báo cáo tiến độ, kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.
- Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc tư vấn khiếu nại về cấp giấy chứng nhận (nếu có).