ISO-Công bố chứng nhận hợp quy vải, sản phẩm dệt may, may mặc

08/04/2020    2.391    4.91/5 trong 100 lượt 
ISO-Công bố chứng nhận hợp quy vải, sản phẩm dệt may, may mặc
Kể từ ngày 01/5/2017, các sản phẩm dệt may phải được công bố hợp quy theo quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.

I. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ HỢP QUY HÀNG MAY MẶC - DỆT MAY - VẢI:

Theo quy định của QCVN 01:2017/BCT và Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì các nhóm sản phẩm dệt may phải được chứng nhận hợp quy với quy định mức giới hạn hàm lượng formaldehyt như sau:
Nhóm 1: Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi hoặc có độ dài ≤ 100cm đối với bộ liền, mức giới hạn tối đa 30mg/kg.
Nhóm 2: Sản phẩm dệt mau tiếp xúc trực tiếp da, mức giới hạn tối đa 75mg/kg.
Nhóm 3: Sản phẩm dệt mau không tiếp xúc trực tiếp da, mức giới hạn tối đa 300mg/kg

II. SẢN PHẨM DỆT MAY LÀ GÌ:

Là sản phẩm có nguồn gốc từ vật liệu dệt đã qua các công đoạn gia công ( sợi, vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, vải tráng phủ, vải giả da tổng hợp, các sản phẩm sản xuất từ sản phẩm nêu trên tùy thuộc và mục đích sử dụng) hoặc là sản phẩm dệt may có cùng nguyên liệu, kiểu dệt, quy trình xử lý hoàn tất và được sản xuất tại cùng một cơ sở

Sản phẩm dệt may có 3 nhóm:

- Nhóm số 01: Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc có chiều dài ≤100 cm đối với bộ liền.
- Nhóm số 02: Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.
- Nhóm số 03: Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.

III. PHƯƠNG THỨC CÔNG BỐ HỢP QUY VẢI - HÀNG MAY MẶC:

- Chứng nhận hợp quy vải là việc đánh giá quy trình sản xuất vải (đối với phương thức 5) hoặc đánh giá lô hàng vải (đối với phương thức 7), cộng với việc lấy mẫu thử nghiệm sau đó so sánh với quy chuẩn quy định để kết luận đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu.
- Công bố hợp quy vải là việc tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tự công bố sản phẩm vải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT)

IV. QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY VẢI - HÀNG DỆT MAY:

1. Đối với sản phẩm NHẬP KHẨU - Công bố theo PT7:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận và cung cấp thông tin lô hàng. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng nhận hợp quy vải theo mẫu của ATV MEDIA. Sau đó cung cấp cho chúng tôi hồ sơ lô hàng nhập khẩu (bao gồm hồ sơ nhập khẩu, CO/CQ, nhãn sinh thái nếu có…)
Bước 2: Sau khi có bản đăng ký, doanh nghiệp cung cấp cho hải quan để lấy hàng về (trong trường hợp được giải phóng hàng)
Bước 3: Sau khi hàng về tới cảng hoặc tại kho ATV MEDIA sẽ đánh giá lô hàng (tại cảng hoặc kho), đồng thời lấy mẫu thử nghiệm
Bước 4: Sau khi có kết quả thử nghiệm và lô hàng đạt yêu cầu, ATV MEDIA sẽ trả chứng nhận hợp quy vải để doanh nghiệp lấy hàng về
Bước 5: Công bố hợp quy vải: Sau khi có chứng nhận hợp quy vải, doanh nghiệp cần thực hiện công bố hợp quy vải trên Sở Công thương. ATV MEDIA sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện bước này.

2. Đối với sản phẩm SẢN XUẤT TRONG NƯỚC - Công bố theo PT5:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy vải: Khách hàng cung cấp thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm đăng ký chứng nhận
Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng, báo giá: ATV MEDIA sẽ báo giá và thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận với doanh nghiệp
Bước 3: Tiến hành đánh giá hợp quy và lấy mẫu thử nghiệm: ATV MEDIA sẽ đánh giá quy chuẩn tại nhà máy sản xuất. Sau khi đánh giá xong sẽ tiến hành lấy mẫu thử nghiệm
Bước 4: Cấp chứng nhận hợp quy hàng dệt may: Sau khi có kết quả đánh giá và thử nghiệm đạt yêu cầu theo quy chuẩn QCVN 01/2017/BCT khách hàng sẽ được CƠ QUAN ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN cấp giấy chứng nhận hợp quy.
Bước 5: Công bố hợp quy: ATV MEDIA sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện công bố hợp quy tại Sở Công thương.
Bước 6: Đánh giá giám sát: Chứng chỉ hợp quy hàng dệt may có thời hạn 3 năm, trong 3 năm sẽ tiến hành đánh giá giám sát 2 lần.

3. Quy trình thực hiện công bố hợp quy vải - hàng dệt may tại Sở Công thương:

Bước 1: Chuyển bị hồ sơ công bố hợp quy vải. Hồ sơ công bố bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT);
b) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp quy vải do VINACONTROL cấp
c) Giấy phép kinh doanh
Bước 2: Nộp hồ sơ công bố hợp quy vải tại Sở Công thương
Bước 3: Nhận giấy tiếp nhận công bố hợp quy vải từ Sở Công thương
Tới giai đoạn này doanh nghiệp đã hoàn thành việc công bố hợp quy vải và đủ điều kiện để sản phẩm vải được lưu thông trên thị trường Việt Nam

4. Thời gian và chi phí chứng nhận hợp quy vải

- Thời gian chứng nhận hợp quy vải nhập khẩu: Trong vòng 5 ngày
- Thời gian chứng nhận hợp quy vải sản xuất trong nước: Trong vòng 7 ngày
- Thời gian công bố hợp quy vải: Trong vòng 5 ngày
- Chi phí chứng nhận hợp quy vải tùy thuộc vào số lượng, chủng loại lô hàng (đối với nhập khẩu). Chi phí phụ thuộc quy mô doanh nghiệp, số lượng mẫu thử (đối với sản xuất trong nước)

V. TÍNH PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP THAM KHẢO THÊM:

- Thông tư 21/2017/BCT quyết định ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhộm Azo trong sản phẩm dệt may
- Thông tư 07/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung thông tư 21/2017/TT-BCT
- Quy chuẩn QCVN 01/2017/BCT – Mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhộm Azo trong sản phẩm dệt may
Việc công bố hợp quy vải được thực hiện theo quy định sau:
- Thông tư 28/2012/TT-BKHCN Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật
- Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung thông tư 28/2012/TT-BKHCN
Với những thông tin mà ATV MEDIA cung cấp có thể giúp bạn Công bố hợp quy may mặc, vải, quần áo... một cách đúng theo quy định không làm ảnh hưởng việc kinh doanh của mình. Mọi thông tin chi tiết liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhất.
hotline tư vấn miễn phí -atv media
ATV MEDIA